Cộng hòa Nhân dân Ukraina
Cộng hòa Nhân dân Ukraina

Cộng hòa Nhân dân Ukraina

Cộng hòa Nhân dân Ukraina[lower-alpha 4][lower-alpha 5] là một nhà nước tồn tại ngắn ngủi tại Đông Âu. Hội đồng Trung ương Ukraina được bầu ra vào tháng 3 năm 1917 do kết quả từ Cách mạng Tháng Hai, và đến tháng 6 thì họ tuyên bố quyền tự trị của Ukraina bên trong nước Nga. Quyền tự trị này sau đó được Chính phủ Lâm thời Nga công nhận. Sau Cách mạng Tháng Mười, Hội đồng Trung ương Ukraina lên án Bolshevik cướp chính quyền và tuyên bố thành lập Cộng hòa Nhân dân Ukraina cùng lãnh thổ bao gồm khu vực gần tương ứng với tám tỉnh của Đế quốc Nga (Kyiv, Volyn, Kharkiv, Kherson, Yekaterinoslav, Poltava, ChernihivPodolia). Họ chính thức tuyên bố độc lập từ Nga vào ngày 22 tháng 1 năm 1918.Trong thời gian tồn tại ngắn ngủi, nước cộng hòa trải qua một số biến đổi chính trị - từ nước cộng hòa thiên về xã hội chủ nghĩa do Hội đồng Trung ương Ukraina đứng đầu với Tổng Ban bí thư, đến nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa do đốc chínhSymon Petliura lãnh đạo. Từ tháng 4 đến tháng 12 năm 1918, chính quyền Xã hội chủ nghĩa của Cộng hòa Nhân dân Ukraina bị đình chỉ, sau khi bị Quốc gia Ukraina thân Đức của Pavlo Skoropadskyi lật đổ, người này được đại hội nông dân bầu làm Hetman của Ukraina.[1][2][cần câu trích dẫn để xác minh] Sau khi Quốc gia Ukraina sụp đổ, Cộng hòa Nhân dân Ukraina tuyên bố thống nhất với Cộng hòa Nhân dân Tây Ukraina vào tháng 1 năm 1919. Sau Chiến tranh Ba Lan–Ukraina, nước này đã ký kết một liên minh với Cộng hòa Ba Lan thứ hai. Vào ngày 10 tháng 11 năm 1920, nhà nước này mất phần lãnh thổ còn lại vào tay những người Bolshevik. Hòa ước Riga vào ngày 18 tháng 3 năm 1921 giữa Ba Lan, Nga Xô viết (cũng thay mặt cho Belarus Xô viết), và Ukraina Xô viết đã định đoạt số phận của Cộng hòa Nhân dân Ukraina.

Cộng hòa Nhân dân Ukraina

Tổng thống (Đốc chính)  
• 1917–1918 Volodymyr Vynnychenko
Tôn giáo chính
Chính phủ Cộng hòa Nhân dân
• Hòa ước Riga 18 tháng 3 1921
Tên dân cư Người Ukraina
Vị thế Tự trị trong Cộng hòa Nga (1917–1917/1918)
Nhà nước được công nhận một phần (1917/1918–1921)
Chính phủ lưu vong (1921–1992)
• 1920–1921 Vyacheslav Prokopovych
Thủ tướng  
Đơn vị tiền tệ Karbovanets
Hryvnia
• 1919–1920 Isaak Mazepa
• Tuyên bố tự trị 23 tháng 6 năm 1917
Thời kỳ Thế chiến INội chiến Nga
Ngôn ngữ thông dụng Chính thức:
Ukraina

Thiểu số:
Nga, Yid, Ba Lan, Đức, Belarus, Romania, Bulgaria, Hy Lạp, Urum, khác.
• Độc lập pháp lý 22 tháng 1 năm 1918
Thủ đô Kiev
Các thủ đô
thực tế lâm thời:

• 1919 Borys Martos
• Đốc chính hình thành 13 tháng 11 năm 1918
• Tổng cộng 860,000 km2
332 mi2
Tổng thống (Hội đồng Trung ương)  
• 1919–1920[lower-alpha 2] Symon Petliura
• 1918–1919 Volodymyr Chekhivsky
Lập pháp Hội đồng Trung ương[lower-alpha 3]
Đại hội Lao động
• Đạo luật Thống nhất được ký kết 22 tháng 1 năm 1919
Diện tích  
• Độc lập thực tế 20 tháng 11 1917
• Khôi phục cộng hòa 14 tháng 12 năm 1918

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cộng hòa Nhân dân Ukraina https://web.archive.org/web/20110214220458/http://... https://books.google.com/books?id=qmN95fFocsMC&pg=... http://zakon1.rada.gov.ua/cgi-bin/laws/main.cgi?nr... http://memorial.kiev.ua/index.html http://www.istpravda.com.ua/short/2018/04/18/15232... http://www.britannica.com/eb/article-30076/Ukraine http://ukrainianweek.com/History/105648 https://iht-retrospective.blogs.nytimes.com/2014/0... https://dash.harvard.edu/handle/1/11181181 http://naviny.by/rubrics/society/2009/3/24/ic_arti...